SOC và COC là gì? Sự khác biệt trong giao nhận vận tải

Giao nhận vận tải

SOC và COC là viết tắt của “shipper owned container” và “Carrier owned container”. Đây là hai khái niệm được sử dụng nhiều trong giao nhận vận tải. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn SOC và COC là gì? Sự khác biệt trong giao nhận vận tải thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Container là gì?

Khi trên B/L có kí hiệu SOC thì vỏ container thì đó là của người gửi hàng còn nếu là COC thì đó là của người vận chuyển. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các khái niệm này, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm container là gì nhé!

Container là gì?
Container là gì?

Container là một hộp hình khối chữ nhật bằng thép cực lớn theo 1 kích cỡ được quy định. Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa đi khắp mọi nơi bằng đường thủy.

Những đơn vị sở hữu container:

Công ty bán container

Hãng tàu

NVOCC (Blue Anchor Line, Expeditors,…)

Shipper

Ở bài viết này chúng tôi sẽ tập trung phân tích sự khác nhau giữa container sở hữu bởi shipper (Shipper owned Container – SOC) và hãng tàu (Carrier owned Container – COC), cùng với đó là những lợi ích khi sử dụng SOC.

SOC là container thuộc sở hữu riêng của shipper, sau khi kéo container về kho riêng thì Consignee sẽ được sử dụng tự do. Bởi hãng tàu không gia hạn freetime cho DEM/DET đối với SOC nên không phải trả rỗng lại cho hãng tàu và cũng không phải trả bất kỳ phí DEM/ DET nào cho hãng tàu. Consignee sau khi dùng xong có thể giữ lại container hoặc tái xuất trả cho shipper, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

COC là container được hãng tàu sở hữu khi nhận hàng, sau khi kéo container về kho riêng, lấy hàng thì Consignee phải trả container rỗng lại cho hãng tàu và trả phí lưu container và lưu bãi trong thời gian giữ container của hãng tàu. Container trên thị trường vận tải phần lớn là COC.

1,300 – 2,000 USD là chi phí đối với mỗi container 20ft, còn đối với container 40ft thì có mức phí khoảng 1,700 – 3,000 USD. Thế tại sao trong khi hãng tàu có rất nhiều container để thuê mà Shipper lại phải mua riêng container?

Tính chất hàng hóa:

Ở một số trường hợp, người gửi hàng hoặc người nhận hàng biết hàng hóa cần được cất giữ trong thời gian dài hơn. Vì thế, việc mua hẳn một chiếc container so với sử dụng container của hãng tàu và trả lại phí lưu container nhiều khi sẽ tiết kiệm được chi phí cho đóng gói và vận chuyển hàng hóa hơn. Do đó, nếu sử dụng container của hãng tàu, khi quá hạn người gửi hàng/ người nhận hàng phải trả phí DEM/DET.

Ví dụ nhé, lô hàng hóa cho dự án cần phải được lưu trữ trong thời gian 100 ngày và $25/ ngày cho một container 20ft là mức phí mà hãng tàu tính nếu thời gian lưu container tại bãi vượt qua mức cho phép. Vì thế, chủ hàng có thể phải trả tới $2,500 cho một container 20’. Với số tiền như thế, chủ hàng có thể mua hẳn cho mình một container riêng với mức giá khoảng 1,300 – 2,000 USD. Nếu họ biết hàng hóa sẽ cần phải được cất giữ trong thời gian dài thì điều này mang lại ý nghĩa thương mại lớn.

Địa điểm giao hàng đặc biệt:

Hàng hóa phần lớn được vận chuyển tới những cảng dỡ hàng, địa điểm giao hàng thông dụng trên thế giới. Thế nhưng, một số hàng hóa cũng được vận chuyển tới những điểm giao hàng đặc biệt chẳng hạn vùng bất ổn chính trị, quốc gia không giáp biển chẳng hạn.

Đối với trường hợp như thế, để hạn chế rủi ro không lấy container về được khi vận chuyển tới vùng bất ổn chính trị thì hãng tàu sẽ mong muốn shipper dùng SOC hơn là thuê container COC. Với việc vận chuyển hàng hóa tới những quốc gia không giáp biển, thường ngoài việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tới cảng dỡ hàng tại quốc gia lân cận, còn phải được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt mới tới được những quốc gia này. Vì thế, dùng SOC cũng sẽ tiết kiệm được chi phí trả container lại cho hãng tàu bởi phí trucking đường bộ hoặc đường sắt khi phải trả lại container. Có thể bạn chưa biết, để vận chuyển một container rỗng từ Kabul đến Karachi mất mức phí cao hơn cả việc mua một container SOC.

2. Sự khác biệt của SOC và COC trong giao nhận vận tải

Container được sở hữu, vận chuyển hoặc cho thuê bởi hãng tàu thì loại đó sẽ được gọi tắt là COC (Carrier Owned Container – Container thuộc quyền sở hữu của hãng tàu).

Còn trường hợp chủ hàng sở hữu Container thì được xem là SOC (Shipper Owned Container – Container thuộc quyền sở hữu của chủ hàng).

Sự khác biệt của SOC và COC trong giao nhận vận tải là gì?

Từ hai khái niệm trên đã cho thấy sự khác biệt khá rõ ràng của hai khái niệm này. Một container do người gửi hàng sở hữu, thùng chứa thuộc sở hữu của hãng vận chuyển và một container thuộc quyền sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao những doanh nghiệp chọn mua mà không thuê và dùng container của nhà cung cấp dịch vụ, mặc dù giá một container không hề rẻ và nhà cung cấp dịch vụ cũng luôn đủ số lượng cho mọi mục đích. Tại vì:

Với những dự án có thời gian lưu trữ container nhiều hơn freetime cho phép của hãng tàu sẽ phải chịu phí DEM – DET.

Sau dự án, doanh nghiệp có thể chuyển đổi mục đích sử dụng như làm, cho thuê để làm shop, văn phòng, quán cafe,…

Một NVOCC cũng có thể sở hữu và vận hành những container của riêng. Thế nhưng loại container đối với những hãng tàu, dù là NVOCC hay bất kỳ shipper nào thì đó vẫn là SOC. Liệu có sự khác biệt nào trong việc phân biệt một SOC và COC khi nhìn vào một container? Câu trả là là có. Nếu chủ hàng mua một container từ hãng tàu thì họ sẽ phải thay thế những thông tin của chiếc container đó. Số hiệu container là thay đổi bắt buộc bởi số hiệu của một COC cho biết chúng thuộc quyền sở hữu của hàng tàu khác với sô hiệu của chủ sở hữu ban đầu.

Trên đây là những chia sẻ về SOC và COC là gì? Sự khác biệt trong giao nhận vận tải. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những phần mềm quản lý vận tải để thấy được quản lý bằng phần mềm dễ dàng như thế nào. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *