Ngày nay, việc du học hay đi du lịch nước ngoài và cụm từ xin visa hay làm “chứng minh tài chính” có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là một bước chính khá quan trọng để bạn có thể xin được visa thành công và xách hành lí lên đường ra nước ngoài du lịch hay du học. Vậy mục đích của việc làm chứng minh tài chính là gì? Vì sao phải làm chứng minh tài chính khi đi du học hay du lịch và quá trình tiến hành các bước làm như thế nào? Nếu bạn còn đang thắc mắc về lĩnh vực này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về chứng minh tài chính và xin visa du học, du lịch.
Chứng minh tài chính là gì?
Chứng minh tài chính là việc bắt buộc trong quá trình xin visa khi muốn sang các nước khác du lịch hay học tập. Đây là việc làm thể hiện cho Lãnh sự quán thấy rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để thực hiện các mục đã đề ra trong hồ sơ như: nộp học phí, trang trải mức sống, đi du lịch, thăm khám chữa bệnh… tại nước ngoài.
Trong hồ sơ xin visa của bạn, chứng minh tài chính đi kèm với sổ tiết kiệm và dĩ nhiên, số tiền trong sổ tiết kiệm phải có khả năng đáp ứng đầy đủ những hoạt động đã đề ra như ở trên. Ở một số nước, đặc biệt là chứng minh tài chính du học, do đây là quá trình kéo dài và nguồn tài chính được sử dụng liên tục nên họ yêu cầu phải có chứng minh thu nhập tức là nguồn tài chính đầu vào của bạn đủ đảm bảo được mức học phí và sinh sống tại quốc gia mà bạn tới du học.
Vì sao cần chứng minh tài chính du học hay du lịch?
Đầu tiên, như đã đề cập ở trên, việc đưa ra chứng minh tài chính là để Lãnh sự quán hay Cục xuất nhập cảnh tại các nước có cơ sở tin tưởng rằng mục đích bạn đến đất nước họ là du học, du lịch hay một số hoạt động khác và bạn hoàn toàn có khả năng chi trả mọi khoản phí đề ra. Lí do lớn nhất mà các nước đều phải đặt ra chứng minh này trong khi xin visa là vì muốn tránh tình trạng nhập cư và làm việc bất hợp pháp, ảnh hưởng quản lý dân số, tài chính và an ninh đất nước họ.
Đặc biệt, đối với đi du học, các quốc gia càng phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Úc, Canada… và một số nước châu Âu khác lại càng yêu cầu cao và bắt buộc việc chứng minh thu nhập bởi tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang nước ngoài làm việc hoặc định cư bất hợp pháp đang ngày một tăng cao.
Khi bạn có chứng minh tài chính rõ ràng, các nhà chức trách sẽ thấy được rằng mục đích thực sự của bạn là đến đó để học và bạn có khả năng chi trả số tiền học cũng như chi phí sinh sống tại đất nước họ chứ không phải vì bất cứ một lí do nào khác. Và việc xin visa của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bởi nếu có chứng minh này, chứng tỏ bạn đã có sự chuẩn bị cả về tâm lí và tài chính từ trước để thực hiện mục tiêu chứ không phải lo lắng về việc đi làm thêm trang trải hay tạo dựng sự nghiệp nào khác… Bạn cần tham khảo thêm tỉ giá ngoại tệ giữa Việt Nam và các nước bạn chọn tại: https://tygia.world để đảm bảo bạn sẽ đủ khả năng và không phải ngỡ ngàng trước những số tiền trang trải lớn.
Với trường hợp đi du học, nhiều nước còn bắt buộc bạn cần có chứng minh thu nhập – thể hiện qua sổ tiết kiệm hàng tháng vì học tập là một quá trình kéo dài và cần nguồn tài chính đầu vào ổn định.
Có thể các mẹ sẽ cần: Chuẩn bị những gì khi đi du lịch cùng bé
Đối với các hoạt động như du lịch, thăm khám chữa bệnh hay thăm người nhà… việc cần cung cấp chứng minh tài chính cũng là để cam kết rằng bạn không có mục đích mượn lí do để nhập cư hay lao động bất hợp pháp tại nước họ.
Cụ thể là bạn có khả năng chi trả toàn chuyến đi chứ không bị thiếu hụt và rồi phải ở lại đất nước họ để làm việc trang trải hay định cư luôn vì đây là bất hợp pháp. Lao động bất hợp pháp không phải đóng thuế nên thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều. Nếu bị phát hiện, bạn sẽ bị trục xuất và phạt theo tùy cấp độ.
Cách làm hồ sơ chứng minh tài chính
Bản chất về chứng minh tài chính của tất cả các nước hầu hết đều giống nhau, trong đó gồm hai phần chính là sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh thu nhập. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. Sổ tiết kiệm là mình chứng cho việc bạn có khả năng chi trả các khoản phí. Còn hồ sơ chứng minh thu nhập là minh chứng chứng minh cho việc số tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra.
1. Sổ tiết kiệm:
Thực tế, sổ tiết kiệm chính là tài sản của bạn. Các Lãnh sự quán yêu cầu xem xét các tài khoản có tính thanh khoản cao. Trong đó tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Tuy nhiên, bạn không thể mang cả vali tiền mặt tới Lãnh sự quán để chứng minh nguồn tài chính của mình được.
Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản chỉ xếp sau tiền mặt nhưng được ngân hàng xác nhận. Do đó, cơ quan lãnh sự các nước đều yêu cầu chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm. Khi đó, hồ sơ sẽ chỉ bao gồm sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư.
Nếu mục đích là đi du học, số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ phải cao hơn các mục đích khác. Ở một số nước, quy định mở sổ tiết kiệm từ khoảng 1 – 6 tháng trước khi xin visa. Tuy nhiên, nếu là xin visa du học, bạn nên mở sổ tiết kiệm trước từ 3 – 6 tháng.
Hiện tại có nhiều trường hợp không mở sổ xin visa sớm nên đã tiến hành vay mượn tiền, ra ngân hàng mở sổ rồi lấy xác nhận số dư từ ngân hàng và tất toán. Thực tế thì trường hợp này vẫn hợp pháp và vẫn thực hiện được. Tuy nhiên, nếu bên Lãnh sự quán yêu cầu bạn nộp sổ tiết kiệm gốc hoặc có giấy xác nhận số dư thời điểm mới nhất thì sẽ không thể thực hiện được.
Bởi bạn đã tất toán nên ngân hàng sẽ không thực hiện cấp xác nhận số dư. Nếu yêu cầu này xảy ra, trường hợp trượt visa là khoảng 99%. Vậy giải pháp an toàn cho trường hợp này là bạn nên duy trì sổ tài khoản từ ngày mở, qua thời điểm nộp hồ sơ cho tới khi có kết quả.
Xem thêm: Sổ tay khi đi du lịch
2. Hồ sơ chứng minh thu nhập:
Phần này chủ yếu cần thiết cho những ai xin visa du học. Hồ sơ chứng minh thu nhập bao gồm chứng minh thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn và gia đình. Bởi đây chính là nguồn gốc tích lũy để hình thành tài sản và sổ tiết kiệm.
Cá nguồn thu nhập mà lãnh sứ quán chấp nhận bao gồm:
– Thu nhập từ lương
– Công ty riêng, hộ kinh doanh cá thể
– Cho thuê tài sản
– Nguồn thu nhập từ kinh doanh, cổ phiếu, góp vốn…
– Nguồn thu nhập từ nông, lâm, thủy sản từ gia đình…
Nguồn thu nhập của bạn không yêu cầu phải càng cao càng tốt mà điều quan trọng là sự ổn định qua từng tháng, từng quý, từng năm. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt, số dư bạn tiết kiệm được đủ để tích lũy trong sổ tiết kiệm là được. Ngoài ra, một số tài sản khác như căn hộ, đất đai, xe cộ, … sẽ là những yếu tố chắc chắn hơn và khiến hồ sơ chứng minh tài chính của bạn có sức thuyết phục hơn.
Với những tài sản dạng này, bạn cần nộp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất (sổ đỏ mang tên người bảo lãnh tài chính) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu ô tô (cùng mang tên bạn hoặc người bảo lãnh tài chính). Tất nhiên đây chỉ là giấy tờ để khẳng định khả năng tài chính bạn đang có chứ không dùng để chi trả cho quá trình học tập của bạn.
Tại sao không thể tự chứng minh tài chính du học – du lịch
Ở Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia khác nói chung, việc gia đình có thể đi vay ngân hàng, thế chấp tài sản, bán tài sản để lo cho con cháu mình là chuyện rất bình thường, dạng như “hy sinh đời bố củng cố đời con” mà người ta vẫn hay nói. Tuy nhiên, với các Đại sứ quán, tất tần tật đều phải được thể hiện qua giấy tờ, chứng từ dấu đỏ. Đây cũng là lý do mà nhiều trường hợp không thể tự chứng minh tài chính.
Trường hợp đầu tiên dễ thấy là rất nhiều gia đình kinh doanh khá giả, khối tài sản thực tế khá lớn nhưng thuộc dạng kinh doanh tự do, không giấy phép, tài sản đứng tên nhiều người trong gia đình, không có giấy tờ kê khai cụ thể. Do đó, các trường hợp này rất khó để chứng minh tài chính của mình bởi từ đầu đã không có các loại giấy tờ cụ thể.
Một trường hợp khác nữa là không phải ai cũng có khả năng có nguồn tiền mặt đủ lớn để gửi ngân hàng. Thay vì đó, họ đầu tư vào kinh doanh, tích trữ vàng, đầu tư bất động sản, xe hơi…
Vậy giải pháp cho những trường hợp mà không thể tự chứng minh như trên là gì? Đó chính là nhờ tới các đơn vị cung cấp dịch vụ. Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ cung cấp dịch vụ và mở sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập.
Tuy nhiên, chính vì ngày càng nhiều các cơ sở dịch vụ này nên trên mạng cũng tràn lan những lời quảng cáo có cánh. Nếu bạn có nhu cầu tìm một đơn vị dịch vụ mở sổ tiết kiệm và chứng minh thu nhập, hãy tìm hiểu thông tin thật kĩ và tỉnh táo lựa chọn để tránh hiện trạng “tiền mất tật mang”.
Chắc chắn bạn sẽ cần: Top 10 ứng dụng bản đồ cho du lịch khi đi du lịch
Một số lưu ý đặc biệt dành riêng cho du học sinh khi chứng minh tài chính
– Nếu có kế hoạch du học, bạn nên lên kế hoạch trước ít nhất 1 – 2 năm để gia đình có sự chuẩn bị về mọi thủ tục cũng như tài chính được ổn định. Số tiền tiết kiệm có thể để ở nhiều sổ nhỏ, có lịch sử gửi tiền rõ ràng từng đợt.
– Người bảo lãnh tài chính có thể là bố mẹ hay người thân của bạn. Tuy nhiên, khi bạn là du học sinh, người trực tiếp bảo vệ tài chính trước Lãnh sự quán là bạn. Và các Lãnh sự quán đều hỏi rất kĩ về khả năng tài chính. Nếu bạn trả lời ngập ngừng, có sự lúng túng và trả lời không khớp trong hồ sơ thì họ không ngại ngần gì mà đánh trượt visa của bạn. Vì vậy nên kinh nghiệm cho trường hợp này là trước khi phỏng vấn xin visa, bạn bắt buộc phải nắm chắc hiện trạng tài chính của gia đình và học thuộc những con số hiện hữu trong hồ sơ để quá trình phỏng vấn được thuận lợi.
Trên đây là những chia sẻ về việc chứng minh tài chính khi đi du học hay du lịch. Ngoài chứng minh tài chính, bạn còn phải chứng minh khả năng của mình với những bài test ngôn ngữ IELTS, chúng minh khả năng xã hội với những bài luận không dễ nhằn, bạn có thể liên hệ các công ty viết luận văn chuyên nghiệp để được hỗ trợ và chắc chắn hơn. So với du lịch, việc chứng minh tài chính du học khó hơn và cần khoản tài chính lớn hơn, lâu bền hơn. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn bớt lúng túng trong việc chọn lựa dịch vụ chứng minh tài chính hoặc thực hiện các bước thủ tục có thể dễ dàng hơn.