Vai là một trong những bộ phận hoạt động nhiều nhất của cơ thể và cho phạm vi chuyển động rất linh hoạt. Vì vậy, khi vai bị đau nhức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận động, sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau nhức bả vai và có những cách nào điều trị nhanh chóng, hiệu quả, mời các bạn cùng turtlegrass.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bị đau nhức bả vai là như thế nào?
Đau nhức bả vai là tình trạng vùng vai bị đau nhức, dẫn đến khó cử động cánh tay, gây sưng bả vai và làm hạn chế phạm vi vận động. Đây là hiện tượng khá phổ biến, chỉ đứng sau tỷ lệ về đau cột sống thắt lưng và ước tính có khoảng 20% dân số trên thế giới từng bị đau vai từng bị đau vai kéo dài trong suốt cuộc đời.
Những nguyên nhân chính dẫn đến đau nhức bả vai
Viêm quanh khớp vai
Đây là tình trạng phần khớp vai bị tổn thương, có thể là ở sụn hay đầu xương gây đau nhức bả vai và dẫn đến khó vận động. Trường hợp bạn chỉ bị viêm nhẹ thì tình trạng này sẽ tự động hết sau một thời gian đau nhức. Tuy nhiên, nếu cơ đau nặng nề kéo dài, có thể đau lan xuống cánh tay, sưng bả vai làm cho người bệnh không thể nâng hoặc cử động cánh tay.
Những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai chủ yếu là:
- Tuổi cao: Người lớn tuổi là đối tượng thường gặp của tình trạng viêm quanh khớp vai vì tình trạng thoái hóa do tuổi tác.
- Vận động không đúng cách hoặc sai tư thế: Người vận động lệch về một bên bả vai, khiêng vác nặng hoặc những vận động viên thể dục thể thao thường xuyên hoạt động nhiều cũng làm tăng nguy cơ viêm.
- Nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải sử dụng lực tay vai lớn như người làm công việc phải giơ tay cao, bê vác nặng hoặc người làm việc với máy móc.
- Lạm dụng thuốc: Thuốc kháng lao, thuốc ngủ nếu bị lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc đau nhức khớp vai.
Thoái hóa khớp vai
Khớp vai là khớp có tầm vận động rộng nhất và là khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Vì phải liên tục cử động nên khớp vai dễ bị thoái hóa nhất. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai là do tình trạng sụn bị bào mòn dẫn đến phần xương dưới sụn, đầu xương bả vai không được bảo vệ và cọ xát vào nhau gây đau đớn, nhất là khi cử động.
Trật khớp vai
Trật khớp vai là tình trạng chấn thương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-60% vì do biên độ vận động lớn. Khi bị trật khớp vai, người bệnh sẽ có các cơn đau đớn dữ dội, biên độ vận động giảm hoặc làm mất khả năng vận động hoàn toàn, không cử động được. Cùng với đó, cánh tay và cẳng sẽ bị biến dạng so với vai và xoay ra ngoài từ 30-40 độ, sự biến dạng này hoàn toàn có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, tại phần khớp vai bị trật sẽ xuất hiện các vết bầm tím và cảm giác tê bì cánh tay hoặc yếu cơ.
Chấn thương vùng bả vai
Chấn thương vùng bả vai rất hay gặp, nó có thể xuất phát từ quá trình sinh hoạt hàng ngày hay khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Lúc này, vai sẽ phải hoạt động liên tục để nâng hoặc xoay, quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần này hay gặp khi chơi các môn như bóng chuyền bóng chuyền, bóng rổ. Bên cạnh đó, chấn thương vai có thể xảy ra do tai nạn trong sinh hoạt hoặc lao động như khi bạn phơi đồ, giặt quần áo, với tay quá cao hoặc té ngã bị đập trực tiếp vùng vai xuống đất.
Các triệu chứng thường gặp khi đau nhức bả vai
Tùy từng nguyên nhân mà người bị đau nhức bả vai có các triệu chứng khác nhau như:
- Đau nhức dữ dội vùng bả vai, có thể lan sang các bộ phận khác như cổ, cánh tay, bàn tay.
- Sưng, bầm tím quanh vùng bả vai, quanh khớp hoặc cánh tay
- Chấn thương gây biến dạng khớp vai, cánh tay
- Cơn đau vai hay xảy ra vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi, có thể kéo dài thời gian lâu và tăng lên khi hoạt động
- Người bệnh không thể nâng cánh tay, xoay vai hay thoải mái làm các hoạt động khác.
- Sưng nóng đỏ vùng bả vai, có thể kèm sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng
- Một số trường hợp gây xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như đau bụng, khó thở, tăng nhịp tim khi cơn đau xuất hiện.
Cách chữa trị đau nhức bả vai hiệu quả, nhanh chóng
Thư giãn cho khớp vai
Phương pháp này có thể áp dụng khi đau nhức bả vai do rướn tay quá mức hay khi tham gia các hoạt động thể thao, làm những công việc nặng nhọc. Hầu hết các cơn đau này đều có thể tự khỏi nếu bạn dành đủ thời gian để nghỉ ngơi cho cơ thể hồi phục và tránh làm việc hay hoạt động nặng nhiều. Việc này làm cho các cơ bắp, sụn đệm, dây chằng vùng bả vai đang chịu áp lực căng thẳng vì hoạt động quá mức sẽ được thả lỏng và thư giãn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thư giãn cho khớp vai bằng cách đi spa massage thư giãn để cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng. Một số spa nổi tiếng với dịch vụ massage cổ vai gáy như: Enbi Spa, Lụa Spa , Athen Spa, Beyond Beauty Spa,…
Chườm nóng
Chườm nóng là một trong những cách làm hiệu quả để chữa đau nhức bả vai. Nhiệt lượng tỏa ra từ các vật nóng sẽ giúp cho phần cơ bả vai đang căng cứng sẽ được giãn ra, tăng lưu thông máu chảy đến khu vực đau, làm giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm tại bả vai. Ngoài ra, phương pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn.
Uống thuốc giảm đau
Nếu các cơn đau ở mức dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, không thể vận động được bất cứ động tác nào hoặc gây tình trạng sưng viêm nặng nề, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng và giúp giảm sưng viêm.
Tùy theo mức độ đau của người bệnh mà sẽ được kê chủ yếu 2 nhóm sau:
- Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs:Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen sodium,…
- Thuốc giảm đau: Aspirin, Acetaminophen, …
Xoa bóp bấm huyệt và dùng vật lý trị liệu
Đây là phương pháp áp dụng giữa nguyên lý Tây y và Y học cổ truyền. Người bệnh sẽ được xoa bóp bấm huyệt, châm cứu để thư giãn cơ, thư giãn vùng bả vai sưng sau đó sử dụng các phương pháp trị liệu vật lý để nâng cao hiệu quả bằng xung điện, sóng ngắn hoặc sóng siêu âm.
Bên cạnh đó, massage với các loại tinh dầu thiên nhiên cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa đau nhức bả vai. Một số đại lý phân phối tinh dầu giá sỉ uy tín hiện nay phải kể đến đó là: Vipsen, The Scent Shop, Farm & Forest, Green Aroma,…
Điều trị phẫu thuật
Nếu tình trạng đau nhức bả vai từ nguyên nhân chấn thương, bệnh lý khớp vai hoặc sau khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không mang lại hiệu quả, người bệnh cần nên được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa và áp dụng biện pháp can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ giúp cho các khớp và xương được trở lại đúng cấu trúc giải phẫu cũng như điều trị nguyên nhân gây sưng đau bả vai dai dẳng.
Biện pháp phòng ngừa bị đau nhức bả vai
Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để phòng ngừa các cơn đau nhức bả vai trong quá trình sinh hoạt và lao động:
- Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, các công việc vận động nhiều.
- Chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi sẽ giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.
- Hạn chế vận động khớp vai cường độ mạnh và trong thời gian dài vì rất dễ gây chấn thương, tổn thương các bộ phận như cơ, dây chằng, sụn khớp.
- Sau khi chơi thể thao, làm việc cần có thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục, lấy lại sự dẻo dai, linh hoạt.
- Có thể luyện tập các bài kéo giãn cơ xương, giúp tăng cường độ dẻo dai của khớp, sức mạnh của cơ cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.
Trên đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức bả vai và cách chữa trị nhanh chóng, hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn đọc, giúp bạn biết thêm cho mình về các biện pháp phòng ngừa để giữ cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.